Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

TRẺ BỊ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ THÌ PHẢI LÀM SAO

  • Diệu Trần 374,167 người đã xem
    Tin Tin 6 tuổi 10 tháng

Dị ứng đạm sữa bò( bé bị chàm , tiêu phân lỏng , nhầy máu - đổi sang sữa gạo thì hết ) . và hiện tại bé đang uống sữa gạo . Mẹ bé hỏi bs chẩn đoán cho bé là uống đến bao giờ thì bs đó nói rằng cho bé uống đến 3 tuổi luôn . vì từ ngày bé uống sữa gạo đến giờ bé không lên cân , và mẹ cũng sợ thiếu chất cho nên hỏi lại bác Công .
Đây không phải trường hợp đầu tiên hỏi những câu như vậy , cũng không phải bs đầu tiên bảo cho bé uống sữa dị ứng đến 3 tuổi . Tự thấy mình phải có trách nhiệm 1 chút trong chuyện làm sáng tỏ vấn đề này vì tỉ lệ trẻ bị dị ứng đạm bò lên tới gần 3 % số trẻ.
TRong thực hành chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ;
bước 1 test mở : khi nghi ngờ trẻ dị ứng đạm bò ( chàm , phân máu , tiêu lỏng , khò khè..... ) thì ngưng sữa đang uống. chuyển qua sữa dành riêng cho trẻ dị ứng . lưu ý sữa được chọn là sữa đạm thủy phân hoàn toàn (tích cực ) ví dụ : alimentum , pregestimil , nutramigen.... hoặc sữa acidamin ( puramino ) KHÔNG dùng sữa dê, sữa trâu , không dùng sữa đậu nành cho trẻ dưới 6 tháng , không dùng sữa thủy phân bán phần , sữa gạo cũng không được khuyến cáo . Nhược điểm của sữa thủy phân tích cực là có mùi hôi , nhược điểm của sửa acid amin là có vị chua . nhiều trẻ không chấp nhận 2 sữa này . sữa đậu nành hay sữa gạo như modilac chẳng hạn có thể được cân nhắc . dùng sữa dị ứng trong 2 tuần lễ và quan sát các dấu hiệu của dị ứng có biến mất hay không. nếu các dấu hiệu dị ứng biến mất chúng ta chuyển sang bước 2. nếu triệu chứng dị ứng vẫn còn thì nên tìm nguyên nhân dị ứng khác thay vì đạm bò .
Bước 2 : test thử thách . bác sĩ sẽ cho con bạn dùng lại sữa thường với 1 lượng rất nhỏ , từ từ tăng dần trong 1 buổi sáng và theo dõi để phát hiện dấu hiệu dị ứng xuất hiện trở lại . lưu ý test thử thách này sẽ được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện , vì có 1 số bé có thể phản ứng mạnh với sữa , thậm chí sốc phản vệ . nếu trẻ không bị dị ứng lại , thì trẻ sẽ tiếp tục được uống sữa thường tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ . nếu các triệu chứng dị ứng xuất hiện trở lại , trẻ sẽ được ngưng ngay sữa thường và quay lại uống sữa dị ứng cho đến khi được 1 tuổi . . khi trẻ quay lại uống sữa dị ứng các triệu chứng dị ứng biến mất khi đó mới chẩn đoán chính xác trẻ bị dị ứng đạm bò ( bước này khá mất thời gian nên nhiều mẹ và bs làm biếng bỏ quả luôn bước mà cho trẻ uống sữa dị ứng đến 1 tuổi luôn sau đó mới thử lại .)
Bước 3 : test dung nạp , tương tự như test thử thách , khi trẻ được 1 tuổi trẻ sẽ được uống lại sữa thường với lượng ít một tăng dần để đánh giá xem trẻ đã dung nạp lại được đạm bò hay chưa . cẩn thận thì test này cũng nên thực hiện khi có mặt bác sĩ , đa số sau 1 tuổi trẻ có thể dung nạp lại đạm bò và uống được sữa thường, 1 số trẻ dị ứng lâu hơn có thể phải dùng các chế phẩm không có đạm bò trong thời gian lâu hơn .
p/s đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn , việc thực hiện các test cũng tương tự trẻ bú sữa CT , chỉ khác ở chỗ mẹ thực hiện chế độ ăn không đạm bò và tiếp tục cho con bú
share nếu thấy hữu ích

  • Chủ đề hot


 ●
Là chủ đề hot nhất hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bỏ ti mẹ: bé quen bú bình, đầu ti me tụt, nhỏ quá, to quá, sữa mẹ xuống ko đều(nhiều quá, ít quá), mẹ mệt mỏi vì kích sữa... Nếu chẳng may bé ko chịu ti mẹ, thì mẹ cứ yên tâm kích sữa, giãn cữ xong xuôi đi. Sẽ nhanh thôi, miễn sao mẹ chuẩn bị tâm lý vững vàng, quyết tâm cho bé ti mẹ trở lại. Để tập cho bé ti mẹ trở lại, các mẹ phải kiên nhẫn, tin vào bản năng của mình, và của chính con mình: "Đói là phải ăn". Tuy nhiên tuyệt đối ko đc ép bé ti mẹ để bé có tâm lý "ám ảnh" sợ ti mẹ nhé. Cách làm cụ thể như sau: - Ngưng hẳn ko cho bé bú bình, để bé thực sự đói, mẹ thử bóp đầu ti rỉ ít sữa mẹ ra, đưa lại gần môi bé, theo dõi phản ứng của bé, lặp lại vài lần như thế, nếu con vẫn ko chịu ti mẹ thì đút sữa bằng thìa cho bé, chỉ cần vài thìa thôi để coi như bé đỡ đói chút thôi. tiếp tục âu yếm, bế nựng bé dù bé có khóc đòi bình. nếu bé vẫn khóc lặp lại quy trình trên. - Tuyệt đối ko cho bé ti giả trong giai đoạn này. - Bé sẽ đủ no, nhưng bé vẫn có nhu cầu đc mút ti, hãy kiên nhẫn chờ đợi, sẽ đến thời điểm bé sẵn sàng để đc mút ti mẹ. - Để biết bé đã muốn ti mẹ lại hay chưa, mẹ hãy chủ động liên tục gần bé, âu yếm bé, nếu bé đã sẵn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ, nếu chưa, mẹ hãy lặp lại quá trình này vào những lần sau. Cũng như kích sữa, bí quyết thành công vẫn là sự "kiên trì" . Phải xác định là bé rất "ghê ghớm", bé sẽ biết phản ứng lại, đòi hỏi thứ mình muốn. mẹ hãy xác định tâm lý trc cùng gia đình để cả nhà cùng chiến đấu với con. Đừng vì lo sợ con đói mà thương con quá, nhét cho con 1 cữ bình là coi như thời gian mấy tiếng trc đó thành công cốc đó nha! -Bé ti mẹ có nhiều lợi ích: đêm hôm mẹ đỡ phải vất vả vắt sữa, hâm sữa...mẹ hạn chế đc tình trạng tắc tia sữa, sữa ấm nóng, khả năng sản sinh kháng thể cao hơn, gia tăng tình cảm mẹ con nữa... vì thế cố gắng tập đi các mẹ nhé! ko bao giờ là muộn cả!
14 bình luận / 28/08/2018