Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách giảm cân sau sinh.

  • Mẹ gấu 2,636 người đã xem
    Gấu 10 tuổi 8 tháng

Nỗi lo lớn nhất của các mẹ sau sinh là gì ạ! Riêng em , em sợ nhất bị tăng cân , lúc có bầu em lên có 5.5kg thôi , bé nhà em sinh ra được 3.1kg ạ.
Nhưng sau sinh có nửa tháng em tăng thêm 3 cân nữa , cứ thế đến lúc con em được 3 tháng thì em tăng xấp xỉ 10kg
Thật là khủng khiếp các chị ạ , các chị cao 1m6 trở lên thì nhìn còn gọn gàng , em đây 3m bẻ đôi thì các chị biết là trông em sẽ như thế nào rồi đấy ạ.
Mẹ em thì cứ ép ăn chân giò ,thuốc nam , trà chiếc các kiểu để nhiều sữa, nhưng sữa về thì có nhưng không tỷ lệ thuận với cân nặng các mẹ ạ .
Người ta mập da dẻ mịn màng , còn da em lúc nào cũng như bôi 1 lớp mỡ lên mặt , và bị nổi mụn các mẹ ạ .
Ai bảo gái 1 con trông mòn con mắt , chứ lúc ấy ai nhìn em thì chỉ muốn nhìn bằng 1 con mắt thôi ( thân hình em khiếp lắm ).
Con 6 tháng em bắt đầu cắt hẳn tinh bột , đường , ăn nhiều rau, ăn 200gram thịt 1 ngày , cắt hẳn đường ,bỏ hết tất cả các loại củ như khoai lang khoai mi,.... nói chung là khoai .( em ăn theo chế độ keto ấy ạ )
Cân nặng em cũng bắt đầu rục rịch giảm sau 1 tháng ăn như vậy , em giảm được 2 cân các chị ạ ( mừng rơi nước mắt ).
Nhưng khổ nỗi bên ck em suốt ngày dè bỉu , bảo em là không biêt thương con vì ăn như thế thì làm gì có sữa cho con bú,thực tế là vẫn có sữa cho con bú đấy các mẹ ạ , chỉ là không dồi dào như người ta. Thêm em bị đau dạ dày nên ăn như vậy cũng được 1 tháng thôi ạ .
Lúc này em thật sự bế cmn tắc luôn,may là chồng em cũng thông cảm . Tự dưng 1 hôm ông ý xách về cho em 1 hộp sữa nghệ . Bảo em uống thử xem có đỡ đau dạ dày với lại có nhiều sữa mà không bị tăng cân không?
Úi dời ơi các chị không biết em đã gào lên với ông ý như nào đâu?
Em bảo; Em chưa đủ béo à mà anh còn bảo em uống mấy thứ này ?
Ông ý bảo : Anh thấy nó quảng cáo hay quá nên mua thử có hơn 400 nghìn chứ mấy?
Em lại gào lên : ối dời ạ ! hơn 400k được hơn nửa kg thế này thôi á ? Đắt thế !
Ông ý thở dài: lỡ rồi em cứ uống đi chứ chả nhẽ bỏ
Và thế là em phải ngậm ngùi uống vì tiếc của đấy các chị ạ !
Trộm vía em uống sữa nghệ này vào được gần 20 ngày ( sắp hết 1 hộp ) . thì em đỡ hẳn đau dạ dày,cung không bị tăng cân hay mất sữa , sữa vẫn về đều các chị ạ .Em tiếp tục ăn theo chế độ keto, và giảm từ từ nhưng nhờ ngày em uống 2 ly sữa nghệ nên ko hề thấy đói , hay mệt gì cả , mừng nhất là không bị mất sữa. Đến khi con em được tròn 1tuoi thì em giảm còn 50.5kg . em giảm được 5kg trong vòng 6 tháng đấy các mom ạ .
Em chia sẻ lại để cho mom nào cần thì mua thôi chứ em không bán sp đâu ạ
À cái tên của nó là sữa nghê Safa , em đăng cái hình ở dưới các chị nhé , nó có tem chống hàng giả của bộ công an nên không sợ mua nhầm hàng giả đâu ạ.cái web mua hàng em có ghi ở dưới đáy ạ

  • Chủ đề hot




 ●
Mang thai tháng thứ 5, đây là giai đoạn giữa của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua những thay đổi, gặp các triệu chứng khác nhau, đặc biệt là tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5, khiến mẹ bầu lo lắng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. 1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 Mang thai tháng thứ 5, đây có thể là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất bởi đã qua giai đoạn ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi của 3 tháng đầu. Tuy nhiên, việc xuất hiện những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Bậy những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu, nguy hiểm cho con yêu trong bụng không? Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên có những nguyên nhân là bình thường và có nguyên nhân là nguy hiểm mẹ bầu nên lưu ý. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là bình thường + Do dây chằng liên kết các khớp xương đều bị kéo căng khi tử cung phát triển: do thay đổi tư thế đột ngột làm căng dây chằng khiến vùng bụng dưới đau nhói vài phút rồi thôi. + Nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và lần mang thai này cách lần sinh trước đây chưa được 2 năm thì khi thai nhi phát triển trong tháng thứ 5, tử cung phát triển có thể làm các đường khâu cũ bị căng gây đau. + Tâm lý mang thai hồi hộp, lo lắng hoặc có những sang chấn trong đời sống sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng trên ở tháng thứ 5. + Do hiện tượng táo bón thai kỳ. Khi thai ngày càng lớn, tử cung phát triển gây chèn ép đến ruột, khiến ruột giảm khả năng vận động khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón cũng gây đau bụng. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý + Bà bầu mắc 1 số căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa… gây ra tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý. + Bà bầu bị viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy. Ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt, chóng mặt, buồn nôn. Trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu có cần nhanh chóng đưa thai phụ đi cấp cứu để nhanh chóng làm phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. + Bong nhau thai khiến mẹ bầu đau bụng âm ỉ, lúc lại đau bụng dữ dội, kèm theo xuất huyết âm đạo là một tai biến sản khoa mẹ bầu cũng cần lưu ý nhanh chóng đi khám nếu đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5. 2. Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 nên làm gì? Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng trên mẹ bầu nên bình tĩnh xem nguyên nhân và mức độ đau để có những nhận định chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh việc đi lại lên cầu thang nhiều. - Hàng ngày bà bầu không nên vận động quá mạnh, làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy nhược. Tuy nhiên, cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều sẽ bị chuột rút và đau mỏi cơ thể. Không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không được ngồi xổm, ngồi khom lưng. - Giữ tâm lý thoải mái, giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc và đọc sách thai giáo. - Với trường hợp đau bụng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu. - Tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ nhẹ, yoga, thiền thư giãn… 
0 bình luận / 26/02/2019