Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những điều tồi tệ sau sinh mà không mẹ nào muốn mắc phải!

  • cunlonmama 81,263 người đã xem


Khi sinh xong mẹ nào cũng toàn tâm toàn ý lo cho đứa con thân yêu của mình. Mà bỏ quên không chăm sóc sau sinh cho bản thân, mà mẹ lại cứ luôn làm ngơ những điều tồi tệ, những tình trạng khó chịu mà rất nhiều mẹ sau sinh gặp phải. Hôm nay mình điểm đến 4 tình trạng sau sinh mà rất nhiều mẹ mắc phải ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sức khỏe sau sinh của mẹ:

Tình trạng mệt mỏi liên tục ở bà mẹ sau sinh


Những điều tồi tệ sau sinh mà không mẹ nào muốn mắc phải! Dau-da10
Nếu như trước kia các mẹ luôn có giấc ngủ xuyên đêm, thậm chí khi mang thai có thể mất ngủ thì bây giờ mẹ thèm ngủ như chưa bao giờ được ngủ. Công việc bỉm sữa, chăm sóc con cái chiếm gần hết quỹ thời gian của bạn, cộng với việc bạn phải thức đêm cho con bú, thay tã bỉm cho con khiến bà mẹ luôn trong trạng thái buồn ngủ, mệt mỏi.

Trong trường hợp này, mẹ nên nhờ sự giúp đỡ của người thân và chồng để cùng chăm sóc con, giặt đồ đạc và phụ giúp việc nhà để chị em có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Tắc ti sữa ngực đau nhức thường xuyên - Tình trạng mẹ sau sinh hay gặp

Sự mất cân bằng nội tiết sau sinh và cho con bú khiến ngực chị em thường bị nhạy cảm, đau nhức, thậm chí có những người bị sốt vì ngực bị tắc sữa. Vì vậy mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đối mặt với tình trạng này. Các mẹ cũng nên học hỏi những kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ chuẩn khoa học để có nguồn sữa dồi dào cho con và không gặp các tác dụng phụ gây đau đớn trong thời gian cho con bú.

Để giảm đau nhức ngực sau sinh các mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn. Hiện tượng căng tức núi đôi sau sinh là do lượng sữa về quá nhiều, do đó để giảm bớt tình trạng căng sữa, mẹ cần cho bé bú ngay sau sinh và bú thường xuyên, đủ cữ. Đây là cách dễ dàng nhất để giúp các mạch sữa dễ thông và giúp mẹ bớt căng tức. Không nên giới hạn thời gian trẻ bú. Thỉnh thoảng mẹ nên thay đổi tư thế trẻ bú để làm tăng tiết sữa.

Hoặc các mẹ tắm nước ấm với vòi hoa sen. Vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực đặc biệt là đầu ti theo chiều từ trên xuống sẽ giảm tình trạng căng tức ngực, các u sữa cũng mềm ra làm ngực mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, mẹ hãy dùng tay để xoa bóp núi đôi để sữa thừa chảy ra theo dòng nước. Cách này sẽ giúp mẹ bớt đau và căng sữa hiệu quả.

Thừa cân mỡ bụng đeo bám dai dẳng - Nỗi ám ảnh rất nhiều mẹ sau sinh

Đừng nghĩ rằng sau sinh là mẹ có thể mặc lại được ngay những bộ đồ mà trước đó mình đã rất yêu thích. Và mẹ đừng sốc nếu mặc những bộ đồ đó thấy mình toàn những ngấn mỡ bụng. Sau sinh, dù em bé đã đi ra khỏi cơ thể thì lượng mỡ và nước vẫn còn dư thừa, vì vậy cân nặng của mẹ vẫn còn thừa khá nhiều và phải mất một thời gian nữa cộng với chế độ ăn uống hợp lý, chăm chỉ tập luyện mẹ mới có thể giảm cân được.

Xem thêm: Địa chỉ giảm béo an toàn nhất giúp mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả và vô cùng an toàn không ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho con bú!

Rụng tóc sau sinh - Tình trạng rất nhiều mẹ sau sinh mắc phải

Nếu như tóc trong thời gian mang bầu thường có xu hướng dày, bóng, đẹp hơn thì sau sinh mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng rụng tóc ghê gớm. Nguyên nhân ra do các kích thích tố đã thay đổi khá nhiều sau sinh. Ngoài ra, việc mẹ căng thẳng, trầm cảm trong thời gian đầu nuôi con cũng dễ gây rụng tóc.

Để trị rụng tóc sau sinh các mẹ nên cố gắng thư giãn đầu óc, không suy nghĩ nhiều. Massage thư giãn khi chải tóc sẽ làm cho các mẹ giảm đau đầu và rụng tóc. Tiếp đến, dầu dừa là một dược liệu thiên nhiên chứa nhiều chất dưỡng rất cần thiết để nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh và an toàn cho tóc. Mẹ có thể dùng dầu dừa để thoa lên khắp da đầu rồi massage nhẹ nhàng từ chân tóc. Cùng với một chế độ ăn uống giàu protein, giữ mức cân bằng phù hợp việc bồi dưỡng chất dinh dưỡng và việc lên cân, ăn ít chất béo, bổ sung đủ các vitamin sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của tóc.

Trên đây là những chia sẻ về các vấn đề mẹ sau sinh thường gặp phải. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ cho các mẹ thêm kinh nghiệm chăm sóc bản thân sau sinh tốt hơn. Chúc mẹ sau sinh luôn rạng rỡ chăm sóc con yêu tốt nhất nhé!

  • Chủ đề hot




 ●
Có đến 80% bé sơ sinh thở khò khè trong 3 tháng đầu, nhất là những bé sinh mổ,có những có bé kéo dài từ 5 - 6 tháng. Các bác sĩ nhi khoa cho biết những bé sinh tự nhiên, thao tác rặn đẻ của mẹ sẽ giúp phổi trẻ tống hết dịch nước ối, chất nhầy ra khỏi cơ thể trong quá trình chuyển dạ. Còn bé sinh mổ mất đi quá trình này nên chất nhầy còn sót lại là nguyên nhân khiến trẻ hay thở khò khè hơn so với trẻ sinh thường. Trẻ sơ sinh thở khò khè nếu đi kèm ho nhiều, thở mệt, hay khóc – nôn trớ mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay lập tức vì đây là những dấu hiệu bệnh lý có thể trẻ mắc các bệnh lý về phổi… Còn không, mẹ chỉ cần làm theo cách sau để giúp trẻ tống sạch đờm ra tức thì, giúp trẻ ăn ngủ khỏe và mau chóng tăng cân. Lưu ý cách này mẹ không thực hiện khi trẻ vừa mới ăn no nhé! Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng, nhỏ nước muối sinh lý natri 0,9% vào mũi trẻ. (Khoảng 1/3 – 1/2 lọ tùy theo trẻ sơ sinh thở khò khè nhẹ hay nặng). Bước 2: Sau khi nhỏ nước muối vào mũi trẻ, thao tác nhanh, cẩn thận lật bé nằm úp xuống đùi mẹ, đầu thấp hơn lưng và mông. Một tay mẹ đỡ đầu bé, tay kia chụm lại vỗ mạnh vào mông và không quá mạnh vào lưng (giữa 2 bả vai) để trẻ khóc ói hết dịch đờm ra ngoài. Trường hợp bé vẫn không tự nôn trớ được, mẹ đặt bé nằm nghiêng trên một mặt phẳng, một tay giữ đầu trẻ, tay kia kích thích trẻ nôn đờm ra bằng cách đưa nhẹ nhàng vào bên trong má trái hoặc má phải trẻ ngoáy nhẹ. Nhớ là tay mẹ đã được vệ sinh sạch sẽ, và mang gạc rơ lưỡi vào nhé! Ngoài cách trên, trong quá trình chăm sóc bé, mẹ có thể giảm bớt đờm cho bé bằng cách cho bú mẹ thường xuyên nhất là bé dưới 6 tháng tuổi; thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp máu lưu thông tới phổi tốt hơn, hơn nữa thao tác này cũng giúp đờm trong phế quản bé long và thải ra dễ dàng. Bên cạnh đó, mỗi ngày sau khi tắm cho trẻ xong ,các mẹ nên chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ từ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi sau đó lấy gỉ trong mũi cho bé bằng cách làm bấc sâu kèn (tuyệt đối không ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi hoặc dùng miệng để hút mũi trẻ ra rất mất vệ sinh hơn nữa có thể lây mầm bệnh trong miệng người lớn cho trẻ).Khi bé đờm nhiều bạn có thể nhỏ nước muối và dùng dụng cụ hút mũi cho bé mua ở tiệm thuốc tây. cho bé uống chanh đào ngâm mật ong thêm vào ít nước gừng rồi hấp cách thủy cho bé uống giúp ấm bụng khi dễ tiêu đờm nhất là khi bé nuốt đờm gừng làm cho đờm dễ tiêu. Nhất là bé nào ho đêm nhiều. chúc các bé ngủ ngon giấc về đêm Cuối cùng, để tránh trẻ sơ sinh thở khò khè không dứt, mẹ nên giữ phòng luôn thoáng mát, sạch sẽ tránh sử dụng quần áo, chăn mềm có nhiều lông cho trẻ vì những hạt bụi li ti hay bụi sợi vải bé hít vào cũng dẫn đến khó thở.
3 bình luận / 28/08/2018