Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Kinh nghiệm chăm sóc sau sinh đúng cách cho mẹ!

  • cunlonmama 81,263 người đã xem


Sinh con là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, vậy cho nên để thực hiện thiên chức ấy của mình phụ nữ phải đánh đổi bằng sinh lực bản thân. Chính vì thế, vấn đề chăm sóc sau sinh, kiêng cữ sau sinh sao cho các mẹ nhanh chóng lấy lại sức khỏe và đủ sữa nuôi con được rất nhiều người quan tâm. Đâu là những kinh nghiệm chăm sóc sau sinh để mẹ hồi phục sức khỏe cũng như lấy lại sự rạng rỡ thần thái sau sinh tốt nhất?



Kinh nghiệm chăm sóc sau sinh đúng cách cho mẹ! 20xEysQ
Dưới đây là những kinh nghiệm quý để chăm sóc bản thân tốt nhất mà mẹ sau sinh không nên bỏ qua:

Cách chăm sóc nhũ hoa cho mẹ sau sinh đẹp hơn


Trong thời gian cho con bú, vú sẽ bị căng sữa liên tục nên làm cho ngực bị biến dạng. Thêm vào đó, nhiều chị em còn chưa biết cho con bú đúng cách dẫn đến tình trạng ngực bị co kéo, chảy xệ, nhũ hoa thâm sạm.

Chính vì thế, chị em cần chú ý đến chế độ chăm sóc vòng 1: cho bé bú đều ở cả 2 bên và thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú, điều này vừa tốt cho vòng 1 vừa giúp giúp tiết sữa nhanh hơn.

Cách chăm sóc vùng kín và giúp co hồi dạ con sớm cho mẹ sau sinh


Với những mẹ sinh thường, cắt, rạch tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp. Khu vực giữa âm đạo và hậu môn có thể bị bác sĩ rạch để hỗ trợ cho việc chuyển dạ dễ dàng hơn.

Để làm giảm sưng, đau hoặc ngứa ở khu vực tầng sinh môn, các mẹ có thể thử vài gợi ý dưới đây:

Đá lạnh: Trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, lấy một túi nước đá để chườm vào khu vực sinh môn.
Nước ấm: Vệ sinh bằng nước ấm
Nghỉ ngơi: Mẹ nên nằm nghiêng sẽ tốt hơn vì điều này giúp giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn.
Bài tập Kegel: Bài tập này giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành.
Sạch sẽ: Giữ vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo.
Bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 – 3 tuần. Chị em sẽ phục hồi cảm giác ban đầu và có thể quan hệ vợ chồng trở lại sau 2 tháng.

Tuy nhiên, nếu chăm sóc vùng kín không chu đáo sẽ khiến cho: vết thương bị nhiễm khuẩn; có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa,… Nguy hiểm hơn, mẹ có thể mắc phải một số căn bệnh phụ khoa sau sinh như: huyết trắng, viêm nấm,… và cảm giác đau khi “yêu” do vết rạch tầng sinh môn và chứng khô âm đạo sau sinh.

Mẹ sau sinh cần chú ý tập trung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày



Những ngày đầu sau sinh, vấn đề dinh dưỡng sau khi sinh cho mẹ cần được đặc biệt chú ý. Thức ăn cần phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa như cháo, mỳ gạo và trứng gà.



Với những mẹ sinh mổ, khi chưa đánh hơi thì không được ăn cháo thịt, cháo cá, cháo móng giò, sữa tươi,…
Với mẹ sinh mổ chỉ nên ăn cháo loãng. Những món khó tiêu và thực phẩm lên men không tốt cho vết mổ. Khi đường ruột hồi phục và mẹ có thể đi đại tiện bình thường thì có thể ăn chế độ bình thường.
Với mẹ sinh thường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, ăn cháo thịt,…
Với mẹ bị rạch tầng sinh môn, trong những ngày đầu sau sinh nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ ngày, dần dần có thể ăn chế độ bình thường.


Mẹ sau sinh cần chăm sóc làn da và vóc dáng để sớm lấy lại sự tự tin sức trẻ cho bản thân



Sau sinh, mẹ cần chú trọng đến việc chăm sóc làn da với vóc dáng. Để da đẹp, dáng xinh, mẹ có thể đến những trung tâm chăm sóc sau sinh hoặc áp dụng các phương pháp sau tại nhà:



Với làn da: Sau sinh 10 ngày, mẹ có thể bắt đầu thoa nghệ tươi được hạ thổ. Sau đó chăm sóc da sau sinh với nghệ và dầu oliu, mật ong và dầu dừa.
Với bụng: Chườm muối gừng và ngải cứu và massage giảm béo để xua tan vòng mỡ bụng nhanh chóng để sớm lấy lại vóc dáng thon gọn hơn.
Với sản dịch bên trong: Uống thêm tinh nghệ và mật ong


Ngoài ra, nếu mẹ không có thời gian tự chăm sóc sau sinh để hồi phục sức khỏe vóc dáng nhanh nhất. Mẹ hãy thử tham khảo ngay những dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà của các spa chăm sóc uy tín để giúp mẹ chăm sóc sau sinh một cách tốt nhất an toàn nhất cho mẹ.





Kinh nghiệm chăm sóc sau sinh đúng cách cho mẹ! RWe0L5N

  • Chủ đề hot




 ●
Mang thai tháng thứ 5, đây là giai đoạn giữa của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua những thay đổi, gặp các triệu chứng khác nhau, đặc biệt là tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5, khiến mẹ bầu lo lắng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. 1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 Mang thai tháng thứ 5, đây có thể là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất bởi đã qua giai đoạn ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi của 3 tháng đầu. Tuy nhiên, việc xuất hiện những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Bậy những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là do đâu, nguy hiểm cho con yêu trong bụng không? Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên có những nguyên nhân là bình thường và có nguyên nhân là nguy hiểm mẹ bầu nên lưu ý. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 là bình thường + Do dây chằng liên kết các khớp xương đều bị kéo căng khi tử cung phát triển: do thay đổi tư thế đột ngột làm căng dây chằng khiến vùng bụng dưới đau nhói vài phút rồi thôi. + Nếu mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và lần mang thai này cách lần sinh trước đây chưa được 2 năm thì khi thai nhi phát triển trong tháng thứ 5, tử cung phát triển có thể làm các đường khâu cũ bị căng gây đau. + Tâm lý mang thai hồi hộp, lo lắng hoặc có những sang chấn trong đời sống sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng trên ở tháng thứ 5. + Do hiện tượng táo bón thai kỳ. Khi thai ngày càng lớn, tử cung phát triển gây chèn ép đến ruột, khiến ruột giảm khả năng vận động khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón cũng gây đau bụng. - Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý + Bà bầu mắc 1 số căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa… gây ra tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên lưu ý. + Bà bầu bị viêm tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm tụy. Ngoài đau bụng còn có dấu hiệu sốt, chóng mặt, buồn nôn. Trường hợp rất hiếm gặp nhưng nếu có cần nhanh chóng đưa thai phụ đi cấp cứu để nhanh chóng làm phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. + Bong nhau thai khiến mẹ bầu đau bụng âm ỉ, lúc lại đau bụng dữ dội, kèm theo xuất huyết âm đạo là một tai biến sản khoa mẹ bầu cũng cần lưu ý nhanh chóng đi khám nếu đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5. 2. Đau bụng trên khi mang thai tháng thứ 5 nên làm gì? Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng trên mẹ bầu nên bình tĩnh xem nguyên nhân và mức độ đau để có những nhận định chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh việc đi lại lên cầu thang nhiều. - Hàng ngày bà bầu không nên vận động quá mạnh, làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy nhược. Tuy nhiên, cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều sẽ bị chuột rút và đau mỏi cơ thể. Không đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu. Đặc biệt mẹ bầu không được ngồi xổm, ngồi khom lưng. - Giữ tâm lý thoải mái, giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc và đọc sách thai giáo. - Với trường hợp đau bụng nặng kèm theo các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân thực sự. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu. - Tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ nhẹ, yoga, thiền thư giãn… 
0 bình luận / 26/02/2019