Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nuôi con bằng sữa mẹ, niềm hạnh phúc nhất khi làm mẹ

  • Mẹ Bon 2,961 người đã xem
    Phan đức mạnh 6 tuổi 7 tháng

Từ khi mang thai con 3 tháng cuối , sữa mẹ đã rò rỉ ướt áo ,mẹ liền gọi cho bác sĩ sữa mẹ chảy ra có vấn đề gì không, bác sĩ khuyên đừng có nặn gì , cứ để nguyên. Sinh con từ thưở lọt lòng mẹ đã ẵm con nằm trên người tu ti những giọt sữa non đầu đời, niềm hạnh phúc khó tả và cao quý đã gắn kết tình yêu thiêng liêng của con đến với mẹ, hạnh phúc hơn là không lo thiếu sữa cho con . Ánh mắt con nhìn mẹ và bú bầu sữa mẹ ngon lành rồi ngủ trong vòng tay ấm áp của mẹ. Trong tháng đầu, sữa mẹ về nhiều do uống nước chè vằng và rau má của bà ngoại mang vào nên lợi sữa và mát sữa , con tăng được 1,5kg luôn. Sữa về căng ngực đến nỗi đêm trằn trọc không dám trở người, sữa chảy ướt áo và thấm khăn sữa loại to, phải dậy vắt sữa ra bình mới ngủ được. Đêm đêm, con đói bụng , mẹ lại ẵm cho côn ti no rồi mới ngủ ngon được, thức một đêm 3- 4 cữ đến nỗi mẹ phải ngủ bù ban ngày. Giờ đây, con được 7 tháng, cũng quen ti mẹ , chứ ti bình không chịu lắm, mẹ ghé bầu ngực cho ti là con lại đi ngủ ngon, giờ mọc răng có khi lại nghiến ti mẹ đau buốt, mẹ vẫn âm thầm chịu đựng. Dù vất vả và khó khăn đến mấy mẹ vẫn nuôi con bằng sữa mẹ , cho ckn bú sữa mẹ để giúp con phát triển toàn diện. Các mẹ bỉm sữa ơi, cực nào cũng phải vượt qua để cho con bú mẹ là cao quý và giá trị nhất nhé.Yêu con mong ckn khôn lớn.

Bình luận hay nhất
  • Chủ đề hot


 ●
Là chủ đề hot nhất hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bỏ ti mẹ: bé quen bú bình, đầu ti me tụt, nhỏ quá, to quá, sữa mẹ xuống ko đều(nhiều quá, ít quá), mẹ mệt mỏi vì kích sữa... Nếu chẳng may bé ko chịu ti mẹ, thì mẹ cứ yên tâm kích sữa, giãn cữ xong xuôi đi. Sẽ nhanh thôi, miễn sao mẹ chuẩn bị tâm lý vững vàng, quyết tâm cho bé ti mẹ trở lại. Để tập cho bé ti mẹ trở lại, các mẹ phải kiên nhẫn, tin vào bản năng của mình, và của chính con mình: "Đói là phải ăn". Tuy nhiên tuyệt đối ko đc ép bé ti mẹ để bé có tâm lý "ám ảnh" sợ ti mẹ nhé. Cách làm cụ thể như sau: - Ngưng hẳn ko cho bé bú bình, để bé thực sự đói, mẹ thử bóp đầu ti rỉ ít sữa mẹ ra, đưa lại gần môi bé, theo dõi phản ứng của bé, lặp lại vài lần như thế, nếu con vẫn ko chịu ti mẹ thì đút sữa bằng thìa cho bé, chỉ cần vài thìa thôi để coi như bé đỡ đói chút thôi. tiếp tục âu yếm, bế nựng bé dù bé có khóc đòi bình. nếu bé vẫn khóc lặp lại quy trình trên. - Tuyệt đối ko cho bé ti giả trong giai đoạn này. - Bé sẽ đủ no, nhưng bé vẫn có nhu cầu đc mút ti, hãy kiên nhẫn chờ đợi, sẽ đến thời điểm bé sẵn sàng để đc mút ti mẹ. - Để biết bé đã muốn ti mẹ lại hay chưa, mẹ hãy chủ động liên tục gần bé, âu yếm bé, nếu bé đã sẵn sàng bé sẽ chủ động tìm ti mẹ, nếu chưa, mẹ hãy lặp lại quá trình này vào những lần sau. Cũng như kích sữa, bí quyết thành công vẫn là sự "kiên trì" . Phải xác định là bé rất "ghê ghớm", bé sẽ biết phản ứng lại, đòi hỏi thứ mình muốn. mẹ hãy xác định tâm lý trc cùng gia đình để cả nhà cùng chiến đấu với con. Đừng vì lo sợ con đói mà thương con quá, nhét cho con 1 cữ bình là coi như thời gian mấy tiếng trc đó thành công cốc đó nha! -Bé ti mẹ có nhiều lợi ích: đêm hôm mẹ đỡ phải vất vả vắt sữa, hâm sữa...mẹ hạn chế đc tình trạng tắc tia sữa, sữa ấm nóng, khả năng sản sinh kháng thể cao hơn, gia tăng tình cảm mẹ con nữa... vì thế cố gắng tập đi các mẹ nhé! ko bao giờ là muộn cả!
14 bình luận / 28/08/2018